Bạn đang xem: Đầu năm có nên cho vay tiền không
Vì sao đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi 10 vụ tấn công mạng và xâm phạm dữ liệu hàng đầu năm 2023 Ngắm Cung điện triệu đô trong Đại nội Huế đầu năm mới Hà Nội đón hơn 2,1 triệu lượt khách tháng đầu năm 2024 |
Bài viết dưới đây tổng hợp kinh nghiệm dân gian về những điều nên tránh trong ngày đầu năm mới, bạn đọc tham khảo để giữ lại những điều vui vẻ, may mắn, giúp bản thân khởi đầu năm mới được tốt lành.
Không quét nhà, đổ rác vào ngày mùng 1
Kiêng quét nhà ngày Tết chính là một trong những tục lệ đã được lưu truyền lâu đời. Từ những điển tích xưa, người dân quan niệm, quét nhà 3 ngày Tết là quét hết đi tiền tài, may mắn và vận đỏ trong năm mới. Sau khi quét nhà, người ta quan niệm phải cất chổi đi. Bởi nếu mùng 1 Tết bị mất chổi là điềm xấu, nghĩa là năm đó nhà sẽ bị trộm vơ vét mất hết của cải.
Không đi chúc Tết sáng mùng 1
Nếu không được gia chủ “gửi gắm” xông đất thì nên tránh đi chúc tết sáng mùng 1 vì sợ không hợp tuổi gia chủ thì đem lại những điều không may mắn cho gia đình người khác.
Không cãi nhau vào mùng 1
Cãi nhau ngày đầu năm là điều chẳng nên chút nào. Tết là thời điểm con cháu sum vầy, cả nhà đoàn tụ mong muốn niềm vui đến cho cả năm, nếu cãi nhau ngày đầu năm xem như cả năm của bạn sẽ gặp nhiều khúc mắc, không vui cho một năm. Chính vì vậy mà trong 3 ngày Tết, mọi người luôn cười nói vui đùa, cởi mở trò chuyện, tránh khóc than, cãi vã.
Kiêng mặc áo tông đen hoặc trắng
Màu trắng và đen là màu tang tóc, vì vậy, ngày đầu năm người ta kiêng mặc trang phục quá nhiều sắc trắng hoặc sắc đen. Ngày Tết, người ta ưa chuộng những màu sắc sặc sỡ, tạo nên sự phấn khởi, vui vẻ, đặc biệt hai sắc đỏ, vàng.
Kiêng ăn nói xui xẻo, nói tục
Những lời nói trong năm mới cũng phải cẩn trọng vì năm mới chỉ mong may mắn đến nhà vì vậy những lời xui xẻo, nói tục dù là đùa vui cũng tuyệt đối không được nói ra.
Kiêng mua đồ xui
Mua đồ gì đầu năm cũng là một việc rất quan trọng. Món đồ đó được coi là mua để lấy hên, lấy lộc, bởi “của mua là của được”. Ngày Tết, người ta kiêng mua dao, thớt, chày, cối... bởi quan niệm người xưa cho rằng những đồ vật này mang đến những điều không may cho người nhận trong năm. Có thể mua vôi cuối năm rải bốn góc tường nhà để xua đuổi tà ma.
Kiêng mai táng
Vào ngày mùng 1, gia đình nào có tang cũng sẽ cất khăn tang 3 ngày để tránh xui xẻo và đón năm mới trọn vẹn niềm vui. Nếu không may có người nhà mất vào ngày mùng 1, gia chủ sẽ đợi đến sáng mùng 2 mới phát tang và mai táng.
Bên cạnh đó, những người có tang nên tránh xông đất, đi chúc Tết hay thăm hỏi gia đình khác.
Không bỏ phí thức ăn ngày Tết
Năm mới không muốn đói khát, nghèo túng thì mọi người nhất định không được bỏ phí thức ăn. Đây là điều kiêng kỵ trong ngày Tết ở Việt Nam, ảnh hưởng không tốt đến vận hạn của cả nhà.
Những điều nên làm ngày Tết để cả năm suôn sẻ
Bên cạnh lưu ý những điều kiêng kỵ ngày Tết trên, mọi người cũng có thể thu hút tài lộc, may mắn thông qua những việc sau:
Mua muối: Người xưa có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Muối được mua đầu năm còn được gọi là muối lộc. Mua muối là hoạt động ngày Tết mang hàm ý lấy may mắn cho cả năm, cầu mong về cuộc sống ấm no. Ngoài ra, điều này cũng có ý nghĩa trong văn hóa tình cảm, giúp vợ chồng hòa thuận, tình cảm gắn kết.
Đi lễ chùa cầu bình an: Mọi người thường đi chùa đầu năm để cầu cho gia đạo sức khoẻ, bình an, tài lộc.
Lì xì Tết (mừng tuổi): Phong bao lì xì đầu năm là biểu tượng cho sự may mắn cùng những lời chúc tốt đẹp được gửi đến người nhận.
Những điều kiêng kỵ tổng hợp trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người không nên nặng nề và áp dụng máy móc những điều này. Hãy nhớ, sự thoải mái, vui vẻ chính là phong thủy tốt nhất giúp cả năm được hanh thông, mọi chuyện xui sẽ được hóa giải. Còn với những điều nên làm, chúng ta có thể vui vẻ thực hiện vì đó cũng là những điều tốt đẹp, giúp chính chúng ta vui vẻ, từ đó, lan toả niềm vui đến với những người xung quanh, ai ai cũng được tận hưởng những ngày đầu xuân năm mới thật tươi vui, tốt lành.
Xem thêm: Chi Phí Sử Dụng Vốn Vay Trước Thuế (Before, Công Thức Tính Và Ý Nghĩa
Sau Tết nguyên đán, nhiều người có nhu cầu vốn để kinh doanh nhưng lại e ngại việc "mượn hầu bao" ngân hàng vì tâm lý sợ đi vay mượn đầu năm là không nên. Nhưng có đúng nên "kiêng" đi vay đầu năm?
Vay tiền với… tục xưa, lệ nay
Trên thực tế, tâm lýđi vay đầu năm sẽ khiến cả năm rơi vào cảnh vay mượn như nhiều suy nghĩ của nhiều người là không phù hợp với phong tục, tư duy nói chung của chính người Việt.
Một nhà nghiên cứu văn hoá cho rằng từ xa xưa người Việt đã có Lễ Tịch điền, tuỳ mỗi nơi sẽ chọn ngày tổ chức nhưng Lễ này thường được diễn ra vào mùa xuân, đánh dấu ngày người nông dân khai xuân động thổ và trở lại cày cấy làm ăn.
“Nếu với tâm lýngại xuống đồng đầu năm sẽ khiến “chân lấm tay bùn” cả năm thì e rằng Lễ Tịch điền đã không được duy trì từ hàng ngàn năm đến tận thời đại hôm nay, khi Việt Nam đã phát triển vượt bậc thay cho nền kinh tế thuần nông xa xưa. Vì lẽ đó, chuyện lên kế hoạch làm ăn trong đó có vay tiền ngay từ khi Tết vừa xong không có gì phải kiêng cữ hay e ngại. Có khi chính sự chủ động lại mang đến may mắn thuận lợi cho người kinh doanh trong suốt cả năm. Điều đó nên được tạo thành một nếp mới trong “phong tục”sinh sống, làm ăn của người Việt hiện đại”, nhà nghiên cứu nói.
Ở góc độ khác, các chuyên gia kinh tế cho rằng nếu khách hàng chọn trở thành người đi vay vào thời điểm đầu năm, người vay sẽ được lợi yếu tố thời điểm khi đây là "mùa thấp điểm" của ngân hàng. Với sự hỗ trợ, chiều khách tối đa của ngân hàng, người vay sẽ vừa dễ có được nguồn vốn giá tốt cho kế hoạch làm ăn trong cả năm, vừa dễ đàm phán được nhiều điều khoản có lợi khác.
“Chi phí cơ hội là điều ít khi được các người làm ăn quy mô nhỏ tính tới. Trong khi đó, chỉ cần chọn thời điểm vay vốn phù hợp, chẳng hạn như chọn kế hoạch vay vốn sau Tết để tiết giảm chi phí vốn, thời gian, tận dụng việc tặng thêm hoặc sử dụng sản phẩm dịch vụ bán chéo của ngân hàng, đặc biệt tranh thủ lúc lãi suất thấp để "deal" vốn vay cho dài hạn, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thêm rất nhiều chi phí và tự tăng cơ hội chớp thời điểm bứt phá cho chính mình. Nếu chờ đến thời điểm nhà nhà cùng đi vay để mình cũng đi vay thì doanh nghiệp vô hình chung đã tự tăng chi phí và gánh nặng tài chính, dễ để lỡ cơ hội", ông Nguyễn Lê Hoàn, chuyên gia Tài chính – Đầu tư nhận xét.
Nhiều ngân hàng cho biết họ cũng đã có kế hoạch để đón nhu cầu vay vốn kinh doanh, tiêu dùng đầu năm của khách hàng. Điển hình như ngân hàng VIB đã thực thi các chính sách cho vay tốt nhất dành cho người vay, như một giải pháp hỗ trợ “kích cầu” tín dụng đầu năm.
Theo ông Rahn Wood, Giám đốc Khối Ngân hàng Bán lẻ, Mạng lưới Phân phối – Ngân hàng VIB, từ cuối năm 2014 đầu 2015, VIB đã triển khai kế hoạch dành một nguồn vốn cho vay dồi dào với lãi suất ưu đãi để đáp ứng nhu cầu vay của mọi khách hàng.
Hiện VIB đang dành hạn mức 2.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi lãi suất 7,9%/năm trong 12 tháng đầu cho các khoản vay mới có thời hạn từ 24 tháng trở lên và 1.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi lãi suất từ 8,49%/năm trong 6 tháng đầu cho các khoản vay mới có thời hạn không quá 12 tháng.
Ngoài ra, trước nhu cầu lớn của khách hàng đối với gói cho vay lãi suất ưu đãi 0,68%/tháng trong 30 tháng đầu của các khoản vay có thời hạn từ 5 năm trở lên, VIB đã có kế hoạch bổ sung 1.000 tỷ đồng hạn mức, nâng tổng hạn mức của gói lên 3.000 tỷ đồng.
Khách hàng không tham gia các chương trình ưu đãi vừa nêu cũng có thể hưởng chính sách ổn định lãi suất với lãi suất vay bằng lãi suất tiết kiệm 13 tháng + 3,5%/năm trong suốt thời gian vay. Hoặc khách hàng cũng có thể tham gia gói sản phẩm tài chính tích hợp Freedom của VIB với mức phí trọn gói 300.000 đồng/năm và được giảm 0,5%/năm lãi suất khi vay tại VIB.
Anh Nguyễn An Trung, doanh nghiệp tư nhân An Trung ở TP HCM cho biết anh đã tìm hiểu gần như hết các "gói ưu đãi" của các ngân hàng thương mại và nhận thấy các chương trình cho vay lãi suất ưu đãi của VIB thực sự hấp dẫn.
Do nhu cầu của doanh nghiệp mình, ngay vừa xong Tết nguyên đán Ất Mùi, anh đã chọn đăng kí tham gia vay lãi suất ưu đãi 0,68%/tháng trong suốt 30 tháng đầu của khoản vay, sau thời gian ưu đãi, lãi suất vay bằng lãi suất tiết kiệm 13 tháng + 4%/năm. "Đây là chương trình rất phù hợp khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Theo đó mình sẽ được hưởng lợi kép – lãi suất ưu đãi và ổn định khi tham gia vay tại VIB. Quan trọng nhất là mình không còn lo lãi suất vay phải trả sẽ dao động tăng thêm khi theo dự báo của các nhà kinh tế là năm 2015, tăng trưởng GDP có thể tốt hơn, lạm phát sẽ tăng hơn và vì thế lãi suất vay ở các ngân hàng cũng sẽ điều chỉnh tăng", anh Trung chia sẻ.
Bên cạnh lãi suất cho vay luôn ở mức cạnh tranh so với thị trường, VIB hiện được thị trường biết đến là ngân hàng cho vay với lãi suất ổn định; nhiều ưu đãi đa dạng hóa chọn lựa của khách hàng và rất dễ tiếp cận với việc VIB đẩy mạnh các kênh tiếp cận khách hàng 360o thông qua tổng đài 24/7 miễn phí 18008180 hay website www.vaychinhdang.vib.com.vn, website www.vib.com.vn hoặc http://facebook.com/NHQT.VIB.
“Một điều rất quan trọng khác mà khách hàng khi đi vay đầu năm cần quan tâm là nên nắm bắt được nhu cầu của chính mình cũng như biết được mọi chương trình ưu đãi tín dụng đang có của các nhà băng, để có thể so sánh. Vì vậy, VIB luôn minh bạch chính sách cho vay.
VIB cũng khuyến nghị khách hàng quan tâm tới mọi điều khoản có trong hợp đồng tín dụng, như chia sẻ rõ ràng phần thu phí, nếu có, ngoài lãi suất tốt mà khách hàng nhận được. Hiện VIB không thu phí trả nợ trước hạn một phần hay toàn bộ với các khách hàng tham gia gói cho vay ưu đãi 0,68%/tháng.
VIB cũng tính hộ khách hàng để họ thấy ngoài lãi suất ưu đãi được hưởng ở thời gian đầu theo quy định, thì tổng vốn gốc+ lãi mà khách hàng phải trả trong thời gian vay tại VIB sẽ được tính cụ thể ra sao. Từ các thông tin tư vấn đầy đủ của VIB, khách hàng sẽ có quyết định vay hiệu quả một cách dễ dàng hơn”, ông Rahn Wood khuyến nghị.