Nhiều người mở thẻ ATM, Visa tại các ngân hàng nhưng không phát sinh giao dịch và nghĩ nếu không sử dụng, thẻ sẽ tự hủy, cho đến khi có nhu cầu làm việc với ngân hàng, mới tá hỏa vì có dư nợ.
Khách hàng giao dịch tại một ngân hàng ở quận 1, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Việc mở/đóng tài khoản mỗi ngân hàng sẽ có các quy định khác nhau. Nhưng theo chuyên gia, tốt nhất khách hàng nên tránh phát sinh phiền toái bằng cách chủ động đóng tài khoản khi không còn nhu cầu sử dụng.
Bạn đang xem: Thẻ tín dụng không xài
Dở khóc cười vì "quên" đóng tài khoản
Bà T.T.Hiền (Hải Phòng) mở một tài khoản ngân hàng cách đây 12 năm. Sau khi mở khoảng 1 năm, bà không sử dụng nữa.
Bẵng đi một thời gian dài, khi bà Hiền đến ngân hàng nơi mở tài khoản trên nhưng ở địa phương khác để mở tài khoản mới thì nhân viên cho biết bà đã có tài khoản và hiện có số nợ gần 2 triệu đồng.
Bà Hiền ngơ ngác, còn nhân viên giải thích: dù bà không sử dụng tài khoản nữa nhưng ngân hàng vẫn trừ các loại chi phí do bà không đóng tài khoản.
PGS.TS Nguyễn Hữu Huân - giảng viên Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) - cũng kể về trải nghiệm bản thân khi quên không đóng thẻ tín dụng dù không còn nhu cầu sử dụng.
"Một ngày đẹp trời, thấy ngân hàng thông báo thu 1,2 triệu đồng phí thường niên, tôi vội vã thanh toán và đóng tài khoản. Nộp tiền xong, nhân viên ngân hàng nói tôi có thể tiếp tục sử dụng thẻ, năm sau đóng tài khoản cũng được. Nhưng tôi nhất quyết từ chối. Vì ngân hàng sẽ không nhắc và tôi hoàn toàn có thể sẽ quên".
Ông Huân cho biết thông tư 23 của Ngân hàng Nhà nước quy định ngân hàng sẽ thực hiện đóng tài khoản thanh toán của khách hàng khi có văn bản yêu cầu từ chủ tài khoản. Đồng thời, chủ tài khoản đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán.
Với các khách hàng chưa phát sinh dư nợ, việc đóng tài khoản hiện nay sẽ do quy định từng ngân hàng. Cũng bởi không có bất kỳ quy định "cứng" nào tại các thông tư hướng dẫn về thời gian khách hàng không phát sinh giao dịch trong bao lâu sẽ đóng tài khoản.
Theo đó, mỗi ngân hàng sẽ có những quy định khác nhau. Nhiều khách hàng còn nghĩ đơn giản: không có tiền trong tài khoản thẻ ATM cũng đồng nghĩa tài khoản đó không còn giá trị, mà quên mất bước yêu cầu đóng tài khoản. Cho đến khi có nhu cầu làm việc với ngân hàng chủ thẻ mới được thông báo phát sinh dư nợ do các chi phí gộp lại.
Ông Huân quan sát nhiều ngân hàng với quy trình chuyên nghiệp, họ vẫn tự lọc khách hàng không giao dịch trong một thời gian nhất định để hủy thẻ, khóa tài khoản. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào và bất kỳ trường hợp khách hàng nào cũng vậy.
"Nhiều ngân hàng lo giảm chỉ tiêu, thậm chí có nơi còn muốn duy trì để tận thu phí khách hàng. Thêm nữa, các quy định ngân hàng khi xử lý các vấn đề phát sinh sẽ luôn có tối ưu cho họ. Do vậy, tốt nhất khách hàng nên tự chủ động rà soát, đóng tài khoản khi không có nhu cầu. Khó đợi ngân hàng làm thay" - ông Huân khuyến nghị.
Cũng theo vị chuyên gia, nên xem xét việc có những quy định phổ quát về việc đóng tài khoản khi khách hàng không phát sinh giao dịch. Việc này nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Về bản chất, chủ tài khoản không sử dụng dịch vụ mà vẫn phát sinh chi phí là không hợp lý.
Cần đặc biệt lưu ý với thẻ tín dụng
Chia sẻ với Tuổi Trẻ, cựu phó tổng giám đốc một ngân hàng lớn tại Hà Nội cho biết khách hàng cần lưu ý đặc biệt hơn với các loại thẻ tín dụng. Bởi đa số các ngân hàng không có quy định nào tạm khóa tài khoản ngân hàng khi khách hàng không sử dụng.
Dù không phát sinh giao dịch, người dùng vẫn sẽ đóng phí thường niên cho ngân hàng. Nếu không đóng phí này sẽ dễ dẫn đến nợ xấu.
Cũng theo vị này, để khóa tài khoản, chủ thẻ tín dụng bắt buộc phải thanh toán hết dư nợ thẻ tín dụng và các phí phát sinh hoặc phí duy trì hằng tháng.
Khách hàng cũng cần phân biệt, trong trường hợp chỉ khóa tài khoản tạm thời, các khoản phí như phí duy trì, phí thường niên hay các phí khác đi kèm... sẽ vẫn được tính bình thường. Do vậy theo vị chuyên gia, nếu thực sự không còn nhu cầu, khách hàng nên nhanh chóng khóa tài khoản vĩnh viễn.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý không nên mở quá nhiều thẻ cùng một lúc.
Luật sư Trương Thanh Đức - giám đốc Công ty luật ANVI - nhấn mạnh trước khi quyết định mở thẻ, khách hàng cần đọc kỹ và hiểu rõ các thỏa thuận tại hợp đồng với ngân hàng và các quy định liên quan của pháp luật.
Để thu hút người sử dụng, ngân hàng thường phát hành thẻ tín dụng kèm nhiều chính sách hấp dẫn. Tuy nhiên, khách hàng cần lưu ý dễ chi tiêu quá đà, nhất là lãi suất đối với hình thức vay này bao giờ cũng cao hơn, đặc biệt là lãi suất quá hạn bởi ngân hàng phải dự phòng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn.
Từ góc độ các ngân hàng, ông Đức cho rằng khi có các vụ việc phát sinh với khách hàng nên xử lý dứt điểm.
"Nếu để xảy ra vụ việc dai dẳng kéo dài, ngân hàng có thu được nợ thì có khi cái mất sẽ lớn hơn. Họ sẽ cân nhắc thiệt hơn, xử lý sao cho chuyên nghiệp, hợp tình, hợp lý nhất. Nói chung, kinh doanh phải chấp nhận rủi ro, dựa trên uy tín và quan trọng nhất là biết cách giữ khách" - ông Đức nói.
Xem thêm: Dịch Vụ Vay Tiền Nóng Ở Quảng Ngãi, 10+ Vay Tiền Cmnd Tư Nhân Ở Quảng Ngãi
Làm sao để tránh bẫy nợ thẻ tín dụng?
Vụ chủ thẻ tín dụng được cho là chỉ xài 8,5 triệu đồng nhưng sau 11 năm bị ngân hàng đòi nợ 8,8 tỉ đồng khiến nhiều người không khỏi bị sốc.
Hiện nay, việc trả góp thẻ tín dụng đang rất phổ biến, nhu cầu sở hữu thẻ tín dụng đang ngày càng tăng. Tuy nhiên việc mở thẻ này có thể đem lại nhiều chi phí tiềm ẩn mà bạn có thể phải đối mặt nếu thẻ không được sử dụng hoặc kích hoạt. Bài viết dưới đây hãy cùng vayvontindung.com tìm hiểu kỹ và đưa ra các giải pháp để tránh mất phí khi không sử dụng.
Làm thẻ tín dụng không dùng có tính phí không?
Dù không sử dụng thẻ tín dụng, khách hàng vẫn có thể phải chịu mất phí do thẻ vẫn tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, việc chi trả phí này sẽ phụ thuộc vào chính sách và quy định cụ thể của từng ngân hàng, cũng như các điều khoản trong hợp đồng. Mức độ phí có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp và các yếu tố khác nhau như loại thẻ, khoản tín dụng được cấp phát, và thời gian không sử dụng thẻ.
Các loại phí khi khách hàng cần phải biết khi trả góp thẻ tín dụng
Do đó, để tránh bất kỳ chi phí không mong muốn nào, khách hàng nên thường xuyên kiểm tra và hiểu rõ các điều khoản và điều kiện của trả góp thẻ tín dụng của mình, cũng như liên hệ trực tiếp với ngân hàng để được tư vấn và hỗ trợ đầy đủ.
Các trường hợp bị tính phí khi không sử dụng thẻ tín dụng
Chưa kích hoạt thẻ tín dụng
Nếu đã đăng ký mở thẻ tín dụng và nhận thẻ vật lý, nhưng chưa kích hoạt, khách hàng có thể phải thanh toán các chi phí đăng ký mở thẻ tín dụng, thường dao động từ 300.000 đến 2 triệu đồng, cùng với phí giao nhận thẻ tín dụng, thường là khoảng từ 20.000 đến 30.000 đồng.
Chính sách về miễn phí phát hành và giao nhận thẻ tín dụng có thể thay đổi tùy theo từng ngân hàng.
Các loại phí khách hàng phải chịu khi chưa kích hoạt thẻ
Đã kích hoạt thẻ tín dụng nhưng chưa được sử dụng
Trong trường hợp đã hoàn tất việc đăng ký mở thẻ, nhận thẻ vật lý và đã kích hoạt thẻ tín dụng thành công, tuy nhiên chưa sử dụng thẻ để thực hiện thanh toán hoặc giao dịch, khách hàng sẽ phải chịu các khoản phí sau đây:- Phí phát hành thẻ: Đây là khoản phí phát sinh ngay từ khi đăng ký thẻ tín dụng. Thông thường, khoản phí này thường dao động từ 300.000 đến 2 triệu đồng, tùy thuộc vào chính sách của mỗi ngân hàng.
- Phí giao nhận thẻ: Nếu khách hàng đăng ký mở thẻ trực tuyến, một số ngân hàng có thể yêu cầu chi trả khoản phí này để nhận thẻ vật lý. Chi phí này thường nằm trong khoảng từ 20.000 đến 30.000 đồng, tùy thuộc vào khu vực.
- Phí duy trì hàng năm: Đây là khoản phí bắt buộc mà chủ thẻ phải thanh toán hàng năm để duy trì tính hoạt động của thẻ. Khoản phí này vẫn phải trả cho dù thẻ có được sử dụng hay không. Thông thường, khoản phí này thường dao động từ hơn 300.000 đến 2 triệu đồng mỗi năm.
Đã từng sử dụng thẻ và hiện tại dừng sử dụng
Trong trường hợp khách hàng đã kích hoạt và sử dụng trả góp thẻ tín dụng để thanh toán hoặc giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng sau đó đã ngừng sử dụng, khách hàng sẽ phải chịu các khoản phí như phí thường niên, phí phát hành thẻ, phí giao nhận thẻ, và có thể còn phải trả thêm khoản phí phạt thanh toán dư nợ.
Nếu dư nợ tín dụng vẫn còn tồn đọng, khách hàng sẽ phải chịu thêm khoản phí phạt trả chậm dư nợ, thường là khoảng 5% của số dư nợ chậm trả, cùng với mức lãi suất phạt, thường dao động từ 20% đến 40% của tổng số dư nợ tín dụng.
Cách tránh bị tính phí khi không sử dụng thẻ tín dụng
Hủy thẻ tín dụng
Hủy thẻ tín dụng khi không sử dụng để tránh bị mất phí
Đây là biện pháp triệt để nhất để không phải trả bất kỳ loại phí nào liên quan đến trả góp thẻ tín dụng. Để hủy thẻ, bạn cần liên hệ với ngân hàng phát hành và thực hiện theo các bước hủy thẻ của họ. Đôi khi, bạn cần hoàn thành một mẫu đơn và gửi lại thẻ tín dụng đã cắt đôi. Lưu ý rằng việc hủy thẻ có thể ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn nếu bạn không có nhiều tài khoản tín dụng khác.
Sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán các khoản chi tiêu hàng tháng
Một cách khác để tránh phí không sử dụng là sử dụng thẻ tín dụng của bạn cho các giao dịch nhỏ như thanh toán hóa đơn điện, nước, internet, hoặc mua sắm hàng ngày. Điều này giúp thẻ của bạn duy trì trạng thái hoạt động và tránh được phí không sử dụng, đồng thời giúp bạn tích lũy điểm thưởng nếu có.
Hạn chế rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng
Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng thường đi kèm với phí rút tiền và lãi suất cao. Để tránh những chi phí này, bạn nên hạn chế việc rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng của mình.
Chi phí rút tiền mặt trên thẻ tín dụng rất cao
Thường xuyên kiểm tra thông tin tài khoản thẻ tín dụng
Kiểm tra định kỳ thông tin tài khoản trả góp thẻ tín dụng của bạn có thể giúp bạn phát hiện sớm các phí không mong muốn và thực hiện các biện pháp cần thiết. Bạn cũng nên đọc kỹ các điều khoản và điều kiện của thẻ để biết các loại phí có thể áp dụng.
Kết luận
Việc làm thẻ tín dụng trả góp mà không sử dụng không phải là vấn đề lớn, nhưng nó có thể dẫn đến việc bạn phải chịu một số phí không cần thiết. Để tránh điều này, bạn nên cân nhắc việc hủy thẻ nếu không có kế hoạch sử dụng nó, hoặc sử dụng thẻ một cách thông minh để tận dụng các ưu đãi và tránh phí phát sinh.
Trên đây là thông tin chia sẻ từ vayvontindung.com về các loại phí thường gặp khi sử dụng thẻ tín dụng. Việc nắm bắt các loại phí này sẽ giúp bạn tránh khỏi những tình huống không mong muốn về tài chính. Nếu bạn quan tâm đến việc đăng ký sử dụng thẻ tín dụng, đừng ngần ngại liên hệ trực tiếp với vayvontindung.com hoặc đến các chi nhánh gần bạn nhất để được tư vấn và hỗ trợ.
***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website vayvontindung.com hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.