Bạn đang xem: Tín dụng phái sinh
2. Các sản phẩm chứng khoán phái sinh tín dụng
Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS)Là hợp đồng giữa hai bên, trong đó một bên mua lấy sự bảo vệ trước nguy cơ thua lỗ do các sự cố liên quan đến mức độ tín nhiệm của một định chế cơ sở trong một khoảng thời gian nhất định (thời gian đáo hạn của hợp đồng).
Bên mua bảo hiểm trả một khoản phí định kỳ cho đến khi hợp đồng hoán đổi đáo hạn. Bên bán của hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng, tức là bên bán sự bảo vệ, thu phí định kỳ và hưởng lợi nếu khả năng thanh toán nợ của tổ chức tham chiếu duy trì tình trạng ổn định hoặc được cải thiện trong thời gian hiệu lực của hợp đồng hoán đổi. Nếu một sự cố tín dụng xảy ra trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, bên mua bảo hiểm chỉ cần trả khoản phí cộng dồn cho đến ngày phát sinh sự kiện đó, đồng thời chuyển giao nghĩa vụ nợ/công cụ nợ tham chiếu cho bên bán để đổi lấy khoản thanh toán bảo hiểm. Vì vậy, việc bán sự bảo vệ tạo ra vị thế rủi ro tín dụng như việc sở hữu một trái phiếu hoặc một khoản vay.
Hợp đồng hoán đổi tổng lợi tức (TRS)Là thỏa thuận về việc trao đổi tổng lợi tức của một tài sản tài chính giữa hai bên tham gia, mục đích nhằm chuyển rủi ro tín dụng từ một bên sang bên còn lại.
Hợp đồng hoán đổi tổng lợi tức gồm hai bên tham gia: một bên trả tổng lợi tức và một bên nhận tổng lợi tức gắn với một tài sản tài chính (nghĩa vụ/công cụ nợ cơ sở).
Hợp đồng hoán đổi tổng lợi tức cho phép bên nhận tổng lợi tức có được cơ hội tiếp cận và thu lợi từ một tài sản mà không nhất thiết phải sở hữu nó.
Cho tôi hỏi sản phẩm phái sinh tín dụng gồm những gì? Ngân hàng thương mại cổ phần muốn điều chỉnh giảm giá trị khoản phải đòi bằng sản phẩm phái sinh tín dụng thì cần đáp ứng điều kiện gì? Câu hỏi của anh P.Q.Đ từ Hưng Yên.Nội dung chính
Sản phẩm phái sinh tín dụng gồm những gì?
Sản phẩm phái sinh tín dụng được quy định tại khoản 22 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-NHNN như sau:
Giải thích từ ngữTrong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:...22. Sản phẩm phái sinh bao gồm:a) Sản phẩm phái sinh theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng, gồm:(i) Sản phẩm phái sinh tín dụng gồm các hợp đồng bảo hiểm tín dụng, hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng, hợp đồng đầu tư gắn với rủi ro tín dụng, hợp đồng phái sinh tín dụng khác theo quy định của pháp luật;(ii) Sản phẩm phái sinh lãi suất gồm hợp đồng lãi suất kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi lãi suất một đồng tiền, hợp đồng hoán đổi lãi suất hai đồng tiền hoặc hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo, hợp đồng quyền chọn lãi suất, các hợp đồng phái sinh lãi suất khác theo quy định của pháp luật;(iii) Sản phẩm phái sinh ngoại tệ gồm các giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ, giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ, các giao dịch phái sinh ngoại tệ khác theo quy định của pháp luật;(iv) Sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa gồm các hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa, hợp đồng tương lai giá cả hàng hóa, hợp đồng quyền chọn giá cả hàng hóa và các hợp đồng phái sinh giá cả hàng hóa khác theo quy định của pháp luật....Xem thêm: Sử Dụng Tiền Vay Không Đúng Mục Đích, : Vay Tiền Thế Nào Để Không Vi Phạm
Như vậy, theo quy định, sản phẩm phái sinh tín dụng bao gồm:
- Hợp đồng bảo hiểm tín dụng;
- Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng;
- Hợp đồng đầu tư gắn với rủi ro tín dụng;
- Hợp đồng phái sinh tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
Sản phẩm phái sinh tín dụng gồm những gì? (Hình từ Internet)
Ngân hàng thương mại cổ phần muốn điều chỉnh giảm giá trị khoản phải đòi bằng sản phẩm phái sinh tín dụng thì cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định, Ngân hàng thương mại cổ phần chỉ được điều chỉnh giảm giá trị khoản phải đòi bằng sản phẩm phái sinh tín dụng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Các sự kiện tín dụng được các bên thỏa thuận phải tối thiểu gồm các trường hợp sau:
- Khách hàng không thực hiện đúng thời hạn các nghĩa vụ đã cam kết và sản phẩm phái sinh tín dụng có hiệu lực tại thời điểm xảy ra sự kiện (với thời gian ân hạn phù hợp với thời gian ân hạn của nghĩa vụ cơ sở);
- Khách hàng bị phá sản; khách hàng không chịu thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết khi đến hạn và các trường hợp tương tự;
- Khách hàng phải cơ cấu lại các nghĩa vụ đã cam kết (bao gồm cả miễn, giảm lãi) do khó khăn về tài chính.
(2) Không có sự khác nhau giữa nghĩa vụ cơ sở của khách hàng, đối tác và nghĩa vụ tham chiếu của sản phẩm phái sinh tín dụng;
(3) Sản phẩm phái sinh tín dụng không được kết thúc trước thời gian ân hạn của nghĩa vụ cơ sở;
(4) Có quy định rõ ràng căn cứ xác định sự kiện và trách nhiệm xác định sự kiện của các bên.
Bên được bảo vệ phải có quyền hoặc khả năng thông báo cho bên bảo vệ khi xảy ra sự kiện.
Giá trị sản phẩm phái sinh tín dụng được hiệu chỉnh theo công thức nào?
Giá trị sản phẩm phái sinh tín dụng được quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư 41/2016/TT-NHNN như sau:
Giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng sản phẩm phái sinh tín dụng...2. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tính rủi ro tín dụng đối tác (RWACCR) theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này đối với bên phát hành sản phẩm phái sinh tín dụng cho phần được giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng sản phẩm phái sinh tín dụng.3. Giá trị sản phẩm phái sinh tín dụng được hiệu chỉnh theo độ lệch thời hạn (CD*) theo công thức sau:CD* = CD x (t - 0.25) / (T - 0.25)Trong đó:- CD: Giá trị của sản phẩm phái sinh tín dụng;- T: được xác định là giá trị tối thiểu của (5 năm, thời hạn còn lại của giao dịch, khoản phải đòi tính theo năm);- t: được xác định là giá trị tối thiểu của (T tính theo năm, thời hạn còn lại của sản phẩm phái sinh tín dụng tính theo năm).4. Hệ số hiệu chỉnh độ lệch tiền tệ giữa khoản phải đòi, giao dịch và sản phẩm phái sinh tín dụng (Hfxcd) là 8%.Như vậy, theo quy định, giá trị sản phẩm phái sinh tín dụng được hiệu chỉnh theo độ lệch thời hạn (CD*) theo công thức sau:
CD* = CD x (t - 0.25) / (T - 0.25)
Trong đó:
- CD: Giá trị của sản phẩm phái sinh tín dụng;
- T: được xác định là giá trị tối thiểu của (5 năm, thời hạn còn lại của giao dịch, khoản phải đòi tính theo năm);
- t: được xác định là giá trị tối thiểu của (T tính theo năm, thời hạn còn lại của sản phẩm phái sinh tín dụng tính theo năm).