Diễn đàn do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức thường niên lần thứ 10 với chủ đề “Cuộc đua xanh toàn cầu: Từ chiến lược đến thực hành kinh doanh bền vững”. Chương trình có sự tham dự của khoảng 300 đại biểu, gần 30 diễn giả, cùng hàng nghìn lượt theo dõi trên nền tảng trực tuyến của VBCSD.
Bạn đang xem: Tín dụng xanh bidv
Đại diện BIDV cùng Lãnh đạo các đơn vị tại Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam 2023
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Lê Ngọc Lâm - Tổng Giám đốc BIDV cho biết:
Trong những năm gần đây, tài chính bền vững đã trở thành xu thế phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu nói chung, cũng như tại Việt Nam nói riêng. Với vai trò là ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu, BIDV luôn tiên phong thực thi hiệu quả các chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trong việc thúc đẩy phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh; sẵn sàng đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp, góp phần thực hiện chiến lược chuyển đổi xanh quốc gia.
Tổng Giám đốc BIDV Lê Ngọc Lâm (thứ 2 từ phải sang) phát biểu ý kiến tại Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam 2023
Theo đó, BIDV xác định phát triển bền vững, tài chính xanh và thực hành ESG là nội dung cốt lõi trong chiến lược phát triển ngân hàng. BIDV đã xây dựng và triển khai Chương trình hành động thực hiện ESG, phát triển tài chính bền vững giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn 2030; thành lập đơn vị chuyên trách quản lý ESG theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó, BIDV luôn tích cực trao đổi thông tin, hợp tác với các Bộ, ngành, cơ quan chức năng nhằm kết nối các cơ hội triển khai tài chính bền vững; chú trọng tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực phát triển bền vững để triển khai nguồn vốn xanh tại Việt Nam. Cụ thể, BIDV đã triển khai thành công các nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới (WB) có yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình cho vay từ năm 1996; Khoản vay 300 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng các yêu cầu về môi trường - xã hội; Chương trình Hạn mức tín dụng xanh SUNREF 100 triệu USD từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD)...
BIDV xác định chuyên nghiệp hóa công tác quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong quy trình cấp tín dụng; ban hành Khung khoản vay bền vững để cung cấp khoản vay xanh, khoản vay liên kết bền vững cho các doanh nghiệp. Hiện nay, BIDV đang tích cực hoàn thiện Khung phát hành trái phiếu xanh, hướng tới mục tiêulà ngân hàng đầu tiên phát hành thành công trái phiếu xanh trên thị trường.
Đặc biệt, BIDV luôn cam kết tạo điều kiện thuận lợi để các khách hàng có thể tiếp cận với các sản phẩm, nguồn vốn tài chính bền vững; sẵn sàng cung cấp thông tin hỗ trợ và dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích và tiềm năng của việc chuyển dịch hoạt động kinh doanh theo hướng bền vững. BIDV sẵn sàng là cầu nối trách nhiệm giữa cơ quan quản lý, tổ chức tài chính trong nước, quốc tế với các doanh nghiệp. Sự kết nối hiệu quả sẽ mở ra cơ hội hợp tác trong đầu tư, tài trợ dự án xanh, chuyển giao công nghệ… góp phần phát triển, hoàn thiện hệ sinh thái tài chính bền vững tại Việt Nam.
Đại diện BIDV cho biết hiện còn thiếu các cơ chế, chính sách tạo động lực rõ nét cho doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư trái phiếu xanh.
Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. (Ảnh: VGP).
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2024 sáng nay (28/2), ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham luận với chủ đề "Trái phiếu xanh - động lực tăng trưởng bền vững".
Lãnh đạo BIDV cho biết tính đến hết 2023, BIDV là một trong các tổ chức cấp tín dụng xanh lớn nhất thị trường với tổng dư nợ đạt 71.000 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2022. Trong đó, lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo với dư nợ là 57.000 tỷ đồng, với 1.600 dự án của 1.300 khách hàng.
Xem thêm: Vpbank mở thẻ tín dụng ngân hàng vpbank online, thẻ tín dụng
Cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho tín dụng xanh của BIDV bao gồm nguồn vốn từ tiền gửi, vay các tổ chức tài chính trong nước, quốc tế, nguồn vốn ủy thác.
Cũng trong năm 2023, BIDV đã phát hành với quy mô 2.500 tỷ đồng trái phiếu theo chuẩn trái phiếu xanh của Hiệp hội Thị trường vốn Quốc tế (ICMA), là ngân hàng đầu tiên phát hành trái phiếu xanh theo tiêu chuẩn quốc tế tại thị trường trong nước.
Trong vòng 2 tháng sau phát hành, BIDV đã giải ngân hết vốn trái phiếu tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo và giao thông bền vững.
"Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, nhu cầu vốn cần cho phát triển xanh tại Việt Nam từ 2022-2040 lên tới 368 tỷ USD. Trên thế giới, trái phiếu xanh đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư cho tăng trưởng bền vững. Tại các quốc gia đã thành công trong chuyển đổi và tăng trưởng xanh tại khu vực châu Âu, tỷ trọng phát hành trái phiếu xanh, xã hội và bền vững (GSS) chiếm đến 50-60% tổng quy mô tài chính xanh. Tỷ trọng này tại khu vực châu Á cũng đã đạt khoảng 30-35%."
Tổng Giám đốc BIDV cho biết việc triển khai phát hành của trái phiếu xanh khẳng định chiến lược phát triển bền vững của ngân hàng và mong muốn đóng góp cùng Chính phủ Việt Nam thực hiện cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. BIDV cũng đặt mục tiêu trở thành Ngân hàng Net Zero vào năm 2050.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, phía ngân hàng cũng nhận thấy hiện chưa có các cơ chế, chính sách tạo động lực rõ nét cho doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư trái phiếu xanh.
Do đó, đại diện BIDV đã đưa ra một số kiến nghị để khuyến khích phát triển thị trường trái phiếu xanh, thông qua đó thu hút nguồn vốn đầu tư cho Việt Nam.
Thứ nhất, hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý liên quan đến trái phiếu xanh bao gồm: (i) Quy định phân loại và xác nhận dự án xanh quốc gia để áp dụng các chính sách khuyến khích cần xem xét sự tương đồng giữa các tiêu chí xanh của Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này giúp thuận tiện cho doanh nghiệp trong việc triển khai dự án, thu hút đầu tư trong và ngoài nước theo cùng hệ quy chuẩn.
Ngoài ra, xem xét quy định các tiêu chí xanh bao gồm các cấp độ tương ứng với các mức độ ưu đãi về chính sách khác nhau. Khi đó, doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh có thể tiếp cận dần với các chính sách ưu đãi cũng như tạo lập được các mục tiêu/động lực để đạt tới sự tăng trưởng bền vững; đồng thời (ii) Ban hành các hướng dẫn cho hoạt động phát hành và báo cáo sau phát hành trái phiếu xanh, trong đó xem xét đến các quy định đặc thù giữa hoạt động của TCTD và tổ chức kinh tế.
Thứ hai, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi xanh và phát hành trái phiếu xanh thông qua việc tiếp tục nghiên cứu, mở rộng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh như hỗ trợ chi phí phát hành, ưu đãi thuế…; đẩy mạnh việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về môi trường; Thúc đẩy công tác tuyên truyền, khuyến khích doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi xanh.
Thứ ba, khuyến khích nhà đầu tư tham gia đầu tư trái phiếu xanh: xem xét ban hành các chính sách ưu đãi đủ lớn để khuyến khích nhà đầu tư mua trái phiếu (ví dụ ưu đãi về hạn mức tín dụng, thuế đánh trên lợi suất đầu tư…); nâng cao nhận thức về trách nhiệm của nhà đầu tư đối với phát triển bền vững, cộng đồng và xã hội.